Trẻ sơ sinh ngủ ít: Nguyên nhân, biểu hiện, cách khắc phục

Với mọi trẻ sơ sinh, giấc ngủ chính là cách để bé thích nghi với môi trường mới và giúp cơ thể cũng như não bộ phát triển toàn diện. Vì vậy bé sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu giấc làm ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như nhận thức của bé. Bên cạnh đấy khiến bố mẹ lo lắng, ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

Tình trạng bé sơ sinh ngủ ít như thế nào?

Thông thường bé sơ sinh sẽ dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ và ngoài thời gian ngủ thì hoạt động chủ yếu là bú mẹ. Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ít hơn bình thường cụ thể là dưới 10 tiếng/này. Khi đó bé rơi vào tình trạng “trẻ sơ sinh khó ngủ”, bố mẹ cần tìm ra nguyên dẫn tới tình trạng này và điều trị phù hợp để đảm bảo giấc ngủ cũng sự phát triển của bé.

Biểu hiện

Bé thường dành cả ngày lẫn đêm để ngủ và chỉ thức dậy xen kẽ các lần để bú. Với mỗi bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau do vậy một số biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh ngủ ít như: cáu gắt, quấy khóc, khó chịu trong người do ngủ không đủ giấc… Những biểu hiện này nếu kéo dài mà không được khắc phục kịp thời làm ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của bé cũng như mẹ và mọi người.

Trẻ sơ sinh ngủ ít hoặc không đủ giấc thường có biểu hiện quấy khóc

Thời gian ngủ của bé sơ sinh

Trong những ngày đầu mới chào đời của bé, thời gian ngủ chiếm 16 – 18 giờ/ngày và được chia đều cho ban ngày cũng như ban đêm. Nghĩa là nếu ban ngày bé ngủ 8 – 9 tiếng thì đêm bé sẽ ngủ khoảng 8 tiếng và mỗi giấc ngủ thường kéo dài 1 – 2 giờ. Khi bé được khoảng 4 tuần tuổi thời gian ngủ giảm xuống 14 giờ/ngày.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít

Tình trạng bé ngủ ít có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Việc mẹ xác định đúng nguyên nhân làm bé ngủ ít sẽ giúp tìm ra phương pháp khắc phục phù hợp. Một số nguyên nhân thường gặp ở bé ngủ ít như:

  •         Phòng ngủ: ồn ào, nhiều ánh sáng, quá kín, ẩm thấp… Đây đều là những nguyên có thể làm cho bé ngủ ít, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Việc không gian quá kín có thể khiến bé bị ngạt nếu gia đình có thói quen nằm than, nướng bồ kết.
  •         Bé mắc chứng rối loạn giấc ngủ bẩm sinh.
  •         Bé thiếu hụt chất dinh dưỡng: canxi, sắt, kẽm… Làm trẻ say vặn mình gây ra tình trạng ngủ không sâu giấc, khó chịu, bứt rứt.
  •         Do bệnh lý: một vài bệnh lý có thể là nguyên nhân gây tình trạng ngủ ít ở bé, bé có một số biểu hiện như: bú kém, mệt mỏi, khó thở…

Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

Trẻ sơ sinh thường ngủ theo giấc ngắn khoảng 2 giờ/giấc vào ban ngày và 4 – 6 giờ/giấc vào ban đêm. ở giai đoạn sơ sinh thì chu kỳ này không có sự khác biệt rõ rệt.

  •         Trẻ 1 tuần tuổi: giấc ngủ ban ngày chiếm khoảng 8 giờ và ban đêm chiếm khoảng 9 giờ.
  •         Trẻ từ 1 tháng tuổi: thời gian ngủ trong ngày giảm dần, ban ngày trẻ ngủ khoảng 7 giờ và ban đêm khoảng 8 giờ.

Trong một số trường hợp bé ngủ ít vào ban ngày, mẹ nên kiểm tra các yếu tố môi trường có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.

Trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc

Bé ngủ hay giật mình, vặn mình, ngủ giấc không sâu phần lớn là do môi trường ngủ có nhiều tiếng ồn. Tình trạng này có thể do chế độ dinh dưỡng không phù hợp của mẹ làm chất lượng sữa suy giảm dẫn tới bé thiếu chất. Cũng có thể do bé mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ bẩm sinh, trào ngược dạ dày khiến bé cảm thấy khó chịu trong người, bứt rứt.

Trẻ ngủ không sâu giấc và thường xuyên quấy khóc khó chịu

Trẻ sơ sinh ngủ ít, quấy khóc

Nếu trong trường hợp bé ngủ ít không rõ nguyên nhân và thường xuyên quấy khóc, mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa sơ sinh để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu bé ngủ ít kèm theo dấu hiệu nhẹ cân, biếng ăn, khóc liên tục trên 2 tiếng mẹ cũng cần có bé tới gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao?

Để giúp bé cải thiện tình trạng ngủ ít, dễ ngủ và ngủ giấc sâu hơn, ngon hơn mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Giúp trẻ nhận biết ban ngày và ban đêm

Bé chưa thể tự phân biệt ngày và đêm, mẹ có thể tập cho bé nhận biết sự khác nhau của 2 khoảng thời gian này.

  •         Ban ngày: mẹ mở cửa để ánh nắng vào nhà, tiếp xúc với da bé. Vừa giúp sạch da bé, bổ sung vitamin D hiệu quả giúp xương bé chắc khỏe và bên cạnh đó còn giúp bé nhận biết được sự khác nhau so với sự yên tĩnh mà ban đêm đem lại.
  •         Ban đêm: mẹ tạo không gian yên tĩnh và thoải mái cho bé. Hạn chế tối đa tiếng ồn và sử dụng ánh đèn nhẹ để bé không bị ảnh hưởng.  

Bước 2: Cho bé bú no trước khi ngủ

Cho bé bú no trước khi ngủ giúp cung cấp dưỡng chất cũng như năng lượng cần thiết cho cơ thể bé. Điều này cũng giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn, vì vậy mẹ nên chú ý cân bằng và bổ sung đủ dưỡng chất cho bé.

Cho trẻ ăn no trước khi ngủ là một biện pháp rất hiệu quả

Bước 3: Để ý tới dấu hiệu bất thường của bé

Nếu bé ngủ ít mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé để phát hiện ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Nhất là khi bé có dấu hiệu bất thường đi kèm như: quấy khóc, sốt, phát ban, nôn trớ…

Bước 4: Hát ru cho bé ngủ

Theo các chuyên gia việc hát ru không chỉ giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc mà còn giúp kích thích sự phát triển não bộ và đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển về thể chất và tinh thần cho bé. Những giai điệu nhẹ nhàng, êm tai bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn, tuy nhiên nếu mẹ không thể hát ru được thì mẹ có thể bật một đoạn nhạc nhẹ cho bé và vỗ về để bé đi vào giấc ngủ.

Bước 5: Lập thời khoá biểu sinh hoạt cho bé

Bé ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ phát triển, việc mẹ xây dựng chế độ sinh hoạt thích hợp giúp bé thoải mái phát triển toàn diện.

Bước 6: Uống mamabuti

Mamabuti cùng với những tác động chuyên biệt dành cho mẹ và bé, hỗ trợ giúp bé có giấc ngủ ngon và tăng cường phát triển trí não. Lactium giúp bé giảm tình trạng cáu gắt quấy khóc, ngủ sâu giấc hơn. DHA và phosphattydyl serine giúp xây dựng màng tế bào thần kinh và tăng khả năng kết nối các tế bào thần kinh.

Mamabuti giúp trẻ ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn

Giúp bé tăng khả năng ghi nhớ, tập trung của bé cũng như hỗ trợ cải thiện nhận thưucs của bé. Giúp bé phản xạ nhanh hơn, ghi nhớ tốt, tăng khả năng đánh giá, học hỏi, bắt chức và trẻ phát triển tối đa chỉ số thông minh IQ và EQ trong giai đoạn vàng.  

Trên đây là bài viết của Mamabuti chia sẻ cho mẹ bầu về trẻ sơ sinh ngủ ít. Hy vọng với những thông tin bổ ích này, mẹ sẽ áp dụng được khắc phục tình trạng ngủ ít của bé để bé có giấc ngủ ngon và sâu. Hãy liên hệ ngay HOTLINE 0986.790.220 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để xem thông tin chi tiết sản phẩm.

Dược Sỹ Đại Học

Duyên Phạm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học. Hiện đang là đại diện chuyên môn cho Công ty CP Dinh Dưỡng Y Học Famo

X Image 1