Những thông tin mẹ không nên bỏ qua khi sinh mổ

Mang thai và sinh con là thiên chức của người phụ nữ mà bất kể ai cũng muốn. Vì nhiều lý do khác nhau làm cho chuyến vượt cạn của mẹ bầu gặp khó khăn. Vì vậy, với những trường hợp tiên đoán từ trước, các bác sĩ thường tư vấn cho thai phụ lựa chọn phương pháp sinh mổ. Vậy sinh mổ là gì? Vì sao mẹ lại cần sinh mổ/ đẻ mổ? Đẻ mổ có những lợi ích gì? Cùng tìm kiếm câu trả lời với Mamabuti nhé!

Sinh mổ/ đẻ mổ là gì?

Phương pháp thông qua thành tử cung phẫu thuật mổ để đưa thai nhi, nhau thai và màng ối ra ngoài (không bao gồm việc mổ lấy thai trong trường hợp vỡ tử cung) gọi là sinh mổ.

Sinh mổ rất thường gặp ở những mẹ bầu hiện nay

Trước đây, biện pháp sinh mổ không phổ biến, bác sĩ hạn chế chỉ định sinh mổ do vấn đề nhiễm trùng lẫn gây mê hồi sức. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kỹ thuật hiện đại, y tế phát triển đã giúp hạn chế được các tai biến của phương pháp này. Nhưng việc quyết định mổ lấy thai không thể tùy tiện đưa ra mà phải được chỉ định vì lý do y khoa.

Thông thường, được chỉ định tiến hành sinh mổ với những trường hợp bác sĩ tiên lượng thai phụ không thể sinh thường một cách an toàn. Tùy theo từng điều kiện mà bác sĩ sẽ quyết định rạch vết dọc hoặc là vết rạch ngang để mổ lấy thai. Do nó mau lành và ít chảy máu nên thường rạch ngang là phổ biến.

Vì sao mẹ cần sinh mổ?

Trong quá trình sinh con, dù là sinh thường hay sinh mổ cũng đều tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khỏe, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, như đã nói bên trên, khi tiên lượng thai phụ khó sinh tự nhiên, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sinh mổ. Việc chỉ định mổ để lấy thai có thể đưa ra một cách chủ động hoặc trong các trường hợp cấp cứu. Dưới  đây là một số trường hợp cụ thể thường được đưa ra chỉ định đẻ mổ:

Về phía mẹ bầu

  • Mắc các bệnh lý mạn tính toàn thân hoặc cấp tính ảnh hưởng đến tính mạng nếu để sinh tự nhiên như: Sản giật nặng, bệnh tim nặng, tiền sản giật,…
  • Dị dạng tử cung: Tử cung hai sừng, tử cung đôi,… kèm theo vách ngăn tử cung, cổ tử cung có những vết mổ cũ đều làm cản trở khi sinh thường.
  • Bất thường ở đường sinh dục: Vách ngăn ngang âm đạo, tiền sử mổ sa sinh dục, hẹp âm đạo, khung chậu của mẹ bầu bị hẹp, lệch.
  • Mang thai khi mẹ bầu đã lớn tuổi.
Sinh mổ thường được chỉ định khi mẹ bị tiền sản giật nặng

Về phía thai nhi

  • Thông qua việc theo dõi tim thai, bác sĩ phát hiện thai nhi có khả năng suy thai, buộc phải tiến hành mổ lấy thai để cứu thai nhi.
  • Ngôi thai bất thường: Ngôi mặt cằm sau, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi vai,… đều không thích hợp để sinh thường.
  • Thai to, trọng lượng của thai nhi từ 4kg trở lên.
  • Thai thiếu máu hoặc bất đồng nhóm máu với mẹ, cần sinh mổ ở thời điểm phù hợp để tránh thai bị lưu trong tử cung.
  • Thai chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nặng.
  • Đa thai: Người mẹ không nên sinh thường nếu mang đa thai và thai thứ nhất không phải ngôi đầu.
Trường hợp ngôi mông – ngôi ngược sẽ được chỉ định mổ lấy thai

Về phía phần phụ của thai nhi

Có hiện tượng sa dây rốn, nhau thai bong non, nhau tiền đạo,…

Sinh mổ có những lợi ích nào?

Trong trường hợp mẹ không thể sinh tự nhiên qua ngả âm đạo, để hạn chế nhất có thể các tai biến cho mẹ và bé thì mổ lấy thai được xem là phương pháp ưu tiên. Nếu vẫn cố sinh thường trong trường hợp này thì em bé có thể gặp một số tổn thương: Ngạt do sa dây rốn, gãy xương, tổn thương thần kinh cánh tay do kẹt vai,…

Bên cạnh đó, việc mổ lấy thai còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con khi sinh qua ngả âm đạo như: Viêm gan B, C, HIV, nhiễm virus Herpes,… Đối với mẹ thì việc sinh mổ làm giảm nguy cơ tầng sinh môn bị tổn thương khi sinh qua đường âm đạo, giảm nguy cơ chảy chảy máu mẹ trong một số trường hợp như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì việc mổ lấy thai không được quyết định từ phía sản phụ, mà phải thuộc về phía y khoa vì đây là phương pháp cần phải gây mê, gây tê, rạch cơ tử cung, có vết rạch trên thành bụng,… những kỹ thuật này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung, nhiễm trùng thành bụng. Do đó, để tỷ lệ thành công cao nhất, bác sĩ chính là người quyết định việc sinh mổ hay không.

Mamabuti có ích như thế nào cho mẹ sinh mổ?

Một trong những liều vắc xin đầu đời của bé giúp tăng cường hệ miễn dịch và phát triển trí não tốt nhất đó chính là sữa mẹ, đặc biệt là những giọt sữa đầu tiên ở 30 ngày sau sinh. Nhưng hầu hết các mẹ sinh mổ thường không có sữa cho bé bú luôn, thậm chí bị mất sữa rất lâu. Việc này từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do ảnh hưởng sau mổ, do dùng thuốc,…

Mamabuti – Lợi sữa cho mẹ sinh mổ cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mẹ khoẻ, bé khoẻ

Hiểu được tầm quan trọng nuôi con bằng sữa mẹ, Mamabuti – Lợi sữa chuyên biệt sinh mổ được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP và nguyên liệu chính được FDA Hoa Kỳ chứng nhận, đồng thời thành lập với sự tư vấn của các Giáo Sư, Tiến Sĩ, Bác Sĩ đầu ngành và các chuyên gia về dinh duỡng, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của Bộ Y tế, các tiêu chuẩn GMP, ISO 22000 do Tổng cục đo lường chất lượng cấp, giúp sữa mẹ về nhanh và tăng chất lượng sữa, vết thương nhanh lành sau mổ, hoàn thành sứ mệnh đem đến những giọt sữa mẹ dinh dưỡng nhất cho bé.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Mamabuti muốn chia  sẻ với các bạn. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sinh mổ và lợi ích của  việc sinh mổ. Nếu mẹ có bất kỳ thắc và cần tư vấn từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lợi sữa cho mẹ sinh mổ Mamabuti vui lòng liên hệ HOTLINE 0968.790.220 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để xem thông tin chi tiết sản phẩm.

Dược Sỹ Đại Học

Duyên Phạm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học. Hiện đang là đại diện chuyên môn cho Công ty CP Dinh Dưỡng Y Học Famo

X Image 1