Nhiễm trùng vết mổ lấy thai là một biến chứng của phẫu thuật trong sản khoa. Nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của sản phụ và quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Vậy làm sao để phát hiện dấu hiệu vết mổ bị nhiễm trùng? Dự phòng nhiễm trùng vết mổ lấy thai bằng cách nào? Hãy đi tìm câu trả lời cùng Mamabuti nhé!
Nhiễm trùng vết mổ lấy thai có nguy cơ như thế nào?
Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là phụ nữ ít đẻ đi, tỉ lệ con so nhiều lên, đẻ khó, mang thai khi lớn tuổi,…. Do vậy, đồng nghĩa với việc tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ cũng tăng lên khi tỷ lệ đẻ mổ tăng.
Nhiễm trùng vết mổ lấy thai là một biến chứng trong sản khoa, xảy ra sau khi phẫu thuật mổ lấy thai. Việc này ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của người mẹ, kéo dài thời gian điều trị sau mổ và ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Đặc biệt, thể nặng có thể gây ra nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung. Điều này dẫn đến hậu quả nặng nề như phải cắt tử cung, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ.
Nguyên nhân nhiễm trùng vết mổ lấy thai
Vi trùng là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng vết mổ. Nó có thể lây nhiễm vào vết thương phẫu thuật thông qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Chẳng hạn như từ dụng cụ phẫu thuật bị nhiễm vi trùng, người chăm sóc, vi trùng trong không khí hoặc có thể do vi trùng có trong cơ thể người bệnh lây vào vết thương.
Các vấn đề về thủ tục, quy trình phẫu thuật cũng là một yếu tố rủi ro lớn gây nhiễm trùng vết mổ. Nguyên nhân có thể dẫn đến nhiễm trùng vết mổ lấy thai như:
- Trong quá trình phẫu thuật: Dụng cụ phẫu thuật không được khử trùng.
- Sau phẫu thuật: Vết thương tiếp xúc với tay hoặc đồ vật không sạch.
Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ lấy thai còn phụ thuộc vào một số yếu tố rủi ro như: Bệnh nhân là người lớn tuổi, thừa cân, béo phì, tiểu đường, hệ thống miễn dịch kém,…
Những yếu tố rủi so khác khi phẫu thuật như: Có nhiễm trùng từ trước đó, cạo hoặc chà xát trước phẫu thuật, phẫu thuật kéo dài quá lâu (>2 giờ đồng hồ),kỹ thuật phẫu thuật kém, bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, nhiễm trùng khi ra khỏi phòng phẫu thuật…
Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ lấy thai mẹ nên biết
Để kịp thời phát hiện và khắc phục tình trạng nhiễm trùng thì mẹ nhận biết các dấu hiệu từ sớm là điều rất cần thiết.
Lâm sàng
Một trong những biểu hiện đặc trưng của nhiễm khuẩn là vết mổ lấy thai bị mưng mủ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng như sốt, đau bụng, sản dịch đục và có mùi hôi, ra huyết âm đạo bất thường, bụng chướng, môi khô, lưỡi bẩn.
Cận lâm sàng
Giá trị để chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ lấy thai là:
- Bạch cầu: tăng trên 12.000, dưới 4.000/mcL.
- CRP (C – Reactive protein): <10mg/l là bình thường; 10 – 40 mg/l là viêm nhẹ, nhiễm virus; 40 – 200 mg/l là tình trạng có viêm và nhiễm trùng; >=200 mg/l là tình trạng nhiễm trùng nặng.
- PCT (Procalcitonin): Chỉ định thức hiện khi cần thiết.
- Cấy máu: Thường dương tính từ 10 – 30% các trường hợp.
- Siêu âm: Được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ sót rau, áp xe hoặc khối máu tụ nhiễm trùng vùng chậu.
- X – Quang: Phát hiện dấu hiệu liệt ruột.
- MRI, CT: Rất ít khi chỉ định. Thường dùng trong chẩn đoán áp xe, khối máu tụ nhiễm trùng vùng chậu.
Biến chứng nhiễm trùng vết mổ sau sinh nguy hiểm không?
Biến chứng nhiễm trùng vết mổ lấy thai có thể được phân thành hai loại là biến chứng tại chỗ và toàn thân.
- Các biến chứng tại chỗ: Vết thương chậm lành, không lành, viêm mô tế bào, hình thành áp xe, vết thương bị vỡ thêm.
- Các biến chứng toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết với khả năng lây lan xa theo đường máu, gây nhiễm trùng toàn thân và nhiễm trùng huyết. Trong trường hợp không được điều trị sớm, có thể kích hoạt phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch. Dẫn đến tình trạng sốc, hôn mê sâu, nặng nhất là tử vong.
Người bị nhiễm trùng vết mổ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi, nguy cơ được đưa vào viện sau khi xuất viện cao gấp 5 lần. Sự xuất hiện của tình trạng nhiễm trùng vết mổ có thể làm tăng thời gian nằm viện từ 7 – 10 ngày.
Dự phòng nhiễm trùng vết mổ như thế nào?
Để phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ lấy thai, điều kiện vô trùng trước và sau lấy thai cần phải được đảm bảo:
- Trước phẫu thuật: Những người mắc các bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, béo phì, dị ứng kháng sinh,…. Cần thông báo cho bác sĩ để có cách phòng tránh nhiễm trùng và vết thương lâu lành. Người bệnh ngừng hút thuốc vài ngày trước phẫu thuật.
- Sau khi phẫu thuật: Làm theo hướng dẫn chăm sóc vết thương của bác sĩ gồm: Thời điểm tắm và tần suất thay băng, kiểm tra vết thương hằng ngày, báo với điều dưỡng nếu phát hiện bất thường ở vết mổ, không được tự tháo mũi khâu, tránh chạm vào vết thương hoặc băng gạc.
Ngoài ra, sản phụ cần chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ chất để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Mamabuti là dòng sữa chuyên biệt cho mẹ sinh mổ. Là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ cho đối tượng bà mẹ trước và sau sinh mổ, được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn.
Sử dụng dòng nguyên liệu quý mà hoạt lực mạnh theo cơ chế độc quyền. Mamabuti không những giúp mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn gọi sữa về nhanh, chất lượng ngay 24h sau sinh. Hơn nữa, còn giúp vết mổ nhanh lành, tránh tình trạng nhiễm trùng. Để có hiệu quả cao nhất mẹ nên uống sữa trước mổ 1 tuần và ngay sau mổ liên tục.
Qua bài viết trên, Mamabuti mong rằng các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm trùng vết mổ lấy thai. Đồng thời, cũng bỏ túi cho mình nhiều kiến thức bổ ích trong việc dự phòng nhiễm trùng. Nếu bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia sức khỏe vui lòng liên hệ HOTLINE 0968.790.220 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để xem chi tiết sản phẩm chuyên biệt sinh mổ – Mamabuti.
Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học. Hiện đang là đại diện chuyên môn cho Công ty CP Dinh Dưỡng Y Học Famo